Bệnh giang mai là căn bệnh gây nhiều khó khăn cho người bệnh cũng như bác sĩ trong việc phát hiện chúng. Nguyên nhân là do các dấu hiệu bệnh không cố định, khi ẩn, khi hiện khiến người bệnh nghĩ rằng mình chỉ bị bệnh thông thường. Xoắn khuẩn giang mai cũng vô cùng “khôn lanh” vì di chuyển hết từ chỗ này qua chỗ khác, lại còn có thể tự tạo nơi trú ẩn an toàn.
Giang mai và những triệu chứng điển hình
Làm sao để phát hiện bệnh giang mai? Đây là nỗi băn khoăn của rất nhiều người. Hãy đi khám ngay nếu người bệnh có một số dấu hiệu dưới đây:
Người bệnh thất xuất hiện các vết loét trên da có hình tròn hoặc bầu dục, bờ nhẵm, màu đỏ, nông, không gây ngứa, đau hay có mủ, đáy vết loét thâm nhiễm cứng. Các vết loét này mọc chủ yếu ở bộ phận sinh dục nam nữ như dương vật, quy đầu (nam) và môi lớn, môi bé, âm đạo,... (nữ) Sau khoảng 3-6 tuần các vết loét này biến mất.
=> Đây là dấu hiệu bạn đã bị giang mai giai đoạn đầu và các vết loét này được gọi là săng giang mai. Khi các săng giang mai này lặn đi không có nghĩa bệnh đã khỏi mà các xoắn khuẩn đã đi sâu vào trong máu để tiến triển sang giai đoạn khác.
Sau một thời gian các săng giang mai biến mất, người bệnh thấy có các nốt ban màu hồng (tím, đỏ) đối xứng trông như cánh hoa đào, không ngứa, ấn vào thì biến mất, xuất hiện nhiều ở lòng bàn tay, bàn chân, sườn, ngực, bụng,... Ngoài ra cũng có trường hợp không phải nốt đào ban mà là sẩn mủ trông như nốt phỏng nước, vết loét ở da và niêm mạc. Nếu bị cọ sát nhiều sẽ bị trợt ra chảy nước. Các nốt sẩn này chứa rất nhiều xoắn khuẩn nên dễ lây nhiễm cho người khác. Bên cạnh những triệu chứng trên, người bệnh còn có thể bị sốt, đau họng, mệt mỏi, nổi hạch,... và cũng tự biến mất sau một vài tuần.
=> Đây là những triệu chứng của bệnh giang mai ở giai đoạn 2. Giai đoạn này xoắn khuẩn giang mai đã đi vào máu, bệnh đã ở giai đoạn nặng.
Người bệnh thấy các tổn thương trên da khó lành, biến thành sẹo, xuất hiện các khối u sùi trên da, cơ (gọi là gôm giang mai). Ban đầu những gôm này cứng, chắc, sau mềm dần, loét ra có mủ lẫn máu, không đau. Khi lành sẽ để lại ổ loét tròn, đáy cứng, thành sẹo. Nếu đi kiểm tra sẽ thấy những gôm này xuất hiện ở cả trong mạch máu, dây thần kinh, não, tim... gây chèn ép sự hoạt động của các cơ quan. Gây ra giang mai thần kinh, giang mai tim mạch,... khiến người bệnh bị đau nhức cơ thể, viêm màng não, tổn thương não khu trú, tắc động mạch có thể dẫn đến tử vong.
=> Đây là triệu chứng của giang mai ở giai đoạn 3. Giai đoạn này vô cùng nguy hiểm và khó chữa trị bởi xoắn khuẩn đã đi sâu vào lục phủ ngũ tạng, hơn nữa xoắn khuẩn trú ngụ tại các gôm nên thuốc kháng sinh khó có thể tiếp cận để tiêu diệt chúng. Thuốc ở giai đoạn này chỉ có thể ức chế sự phát triển của giang mai và làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Xem thêm: dấu hiệu của bệnh hôi nách
Nguy hiểm của bệnh giang mai
Bệnh giang mai vô cùng nguy hiểm với người bệnh và với sự an toàn của xã hội. Bệnh có thể tiềm ẩn trong cơ thể người tới 46 năm, dễ lây lan nhất là ở 2 giai đoạn đầu. Ở giai đoạn cuối, bệnh gây ra những biến chứng nặng nề cho người bệnh.
Ở giai đoạn cuối, xuất hiện các củ giang mai, là nơi trú ngụ của xoắn khuẩn. Các củ giang mai có thể mọc ở tất cả các vị trí trong cơ thể như: bề mặt da, mạch máu, cơ, dây thần kinh,... gây ra các vấn đề như:
Gây rối loạn cảm giác: Củ giang mai chèn ép lên các cơ, dây thần kinh khiến cho người bệnh thường xuyên cảm thấy đau đớn, nhức xương. Có những người tưởng lầm bị khớp, khi đi khám mới phát hiện ra bệnh. Xoắn khuẩn dần phá hoại chức năng của hệ thống xương khớp gây ra tình trạng bị liệt tứ chi, chân tay khó cử động.
Gây tổn thương hệ thống mạch: Củ giang mai mọc ở các mạch gây chèn ép các mạch, viêm tắc động mạch, ảnh hưởng đến khả năng tuần hoàn. Máu cung cấp cho các bộ phận khác bị đình trệ như tim, não,...
Tổn thương hệ thần kinh: Sự xuất hiện của các củ giang mai tại hệ thống thần kinh trung ương sẽ làm phá hủy tổ chức não bộ khiến thị giác suy giảm, lao tủy, gây ảo giác, suy giảm trí nhớ hoặc động kinh.
Nguy hiểm ở nội tạng: Người bệnh thường xuyên thấy đau bụng, lồng ngực co thắt, đau dạ dày, ảnh hưởng chức năng của gan phổi, thận gây tức ngực, khó thở, tiểu buốt. Ngay cả cổ họng và dây thanh quản cũng bị tổn thương khiến người bệnh đau khi nuốt.
Nguy hiểm cho phụ nữ có thai: phụ nữ bị giang mai rất dễ lây bệnh cho con, có thể gây ra sinh non, sảy thai hoặc thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Trong quá trình sinh còn nguy hiểm tới tính mạng của mẹ và thai nhi.
Điều trị bệnh giang mai như thế nào?
Bệnh giang mai ở giai đoạn đầu dễ điều trị hơn cả bởi xoắn khuẩn chưa xâm nhập vào máu. Thuốc kháng sinh sẽ có tác dụng nhanh chóng với xoắn khuẩn. Ở giai đoạn 2 điều trị cần kiên trì hơn và sử dụng thuốc phù hợp để vừa diệt được xoắn khuẩn, vừa tránh được tình trạng dị ứng thuốc. Nếu để bệnh nặng tới giai đoạn 3, người bệnh không thể điều trị khỏi hẳn được bởi với cơ chế tự bảo vệ của xoắn khuẩn, thuốc kháng sinh khó có thể xâm nhập vào các củ giang mai- nơi ẩn nấp của xoắn khuẩn.
Tại phòng khám đa khoa Thủ Đô, xoắn khuẩn giang mai được tiêu diệt với liệu pháp 4 bước. Phát hiện xoắn khuẩn- Phá hủy cấu trúc và khống chế sự phát triển của vi khuẩn- Tiêu diệt vi khuẩn- Tăng cường khả năng miễn dịch ngăn vi khuẩn hoạt động trở lại. Với phương pháp này, nhiều bệnh nhân mắc bệnh giang mai đã được điều trị khỏi, trở lại cuộc sống hòa nhập với cộng đồng. Phòng khám luôn tự hào mang đến cho người bệnh:
Cơ sở y tế hiện đại, tối tân.
Đội ngũ bác sĩ thân thiện, giàu kinh nghiệm.
Chi phí hợp lý, công khai.
Quy trình khám chữa thuận tiện, nhanh chóng.
Tư vấn online, đặt lịch trực tuyến, khám chữa cả ngoài giờ
Nếu bạn đang nghi ngờ mắc bệnh giang mai và muốn được tư vấn hoặc đăng ký lịch khám sớm, hãy liên hệ với bác sĩ phòng khám đa khoa Thủ Đô để được giải đáp nhanh chóng.
Comments